Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

Quy trình phát triển phần mềm theo mô hình xoắn ốc có đặc điểm gì?

Mô hình xoắn ốc (spiral model) được Boehm đưa ra năm 1988. Nó dựa trên ý tưởng là tối thiểu hóa rủi ro, bằng viêc phân tích yếu tố rủi ro ở mỗi bước lặp và sử dụng phương pháp làm bản mẫu. Quá trình phát triển được chia thành nhiều bước lặp lại, mỗi bước bắt đầu bằng việc lập kế hoạch, phân tích rủi ro, rồi tạo bản mẫu, hoàn thiện và phát triển hệ thống, duyệt lại, và cứ thế tiếp tục. Nội dung gồm 4 hoạt động chính:
Lập kế hoạch: xác định mục tiêu, giải pháp và ràng buộc;
Phân tích rủi ro: phân tích các phương án, xác định và giải quyết rủi ro;
Kỹ nghệ: phát triển sản phẩm “mức tiếp theo”.
Đánh giá của khách hàng: khẳng định kết quả của kỹ nghệ.
Với mỗi lần lặp vòng xoắn ốc (bắt đầu từ tâm), các phiên bản được hoàn thiện dần. Tại một vòng xoắn ốc, phân tích rủi ro phải đi đến quyết định “ tiến hành tiếp hay dừng “. Nếu rủi ro quá lớn, thì có thể đình chỉ dự án hay thay đổi yêu cầu đặt ra cho thích hợp.
Mô hình này thích hợp để phát triển các hệ thống quy mô lớn. Nhưng trong mô hình này không có sự phân biệt rõ ràng giữa hoạt động bảo trì và phát triển. Tuy nhiên, việc thay đổi một cách linh hoạt khi phát triển đòi hỏi nhà phát triển và khách hàng phải có liên kết chặt chẽ, nếu không sẽ không làm được gì khi hợp đồng đã ký kết. Mặt khác, quy mô dự án phải đủ lớn để chả chi phí cho chuyên gia phân tích rủi ro.

Phân tích rủi ro
Lập kế hoạch
Phân tích rủi ro dựa trên yêu cầu khách hàng
Phân tích rủi ro dựa trên yêu cầu ban đầu
Tập hợp yêu cầu ban đầu và kế hoạch dự án

Quyết định có tiếp tục hay không? (cao điểm của việc phân tích rủi ro)

Kế hoạch dự trên ý kiến của khách hàng




Bản mẫu ban đầu

Đánh giá của khách hàng

Kỹ nghệ
Lấy ý kiến đánh giá
Làm bản mẫu tiếp theo



Mô hình xoắn ốc

1 nhận xét:

Đăng nhận xét